Những năm tháng đầu đời đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ.Ngoài việc phát triển cảm xúc và thể chất thì giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ cũng là một khía cạnh rất quan trọng mà ba mẹ cần quan tâm trong quá trình dạy con.
Giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ là gì?
Giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ là tập trung vào việc dạy cho trẻ cách xử lý các thông tin, hình ảnh, hình thành các khái niệm, tạo nên nhận thức riêng cho trẻ và tăng cường khả năng sử dụng ngôn ngữ của trẻ. Mục đích chính của phát triển nhận thức cho trẻ là phát huy tối đa khả năng tư duy, vận động não khi giải quyết một vấn đề trong trẻ.
Qua đó trẻ sẽ tự hình thành nên quan điểm và nhận thức của riêng mình, trẻ sẽ hiểu và biết cách ứng xử linh hoạt trong các tình huống mình gặp phải và trẻ có thể tự mình giải quyết được nó mà không cần phải nhờ đến bố mẹ hay người thân giúp đỡ.
giáo dục phát triển nhận thức
Giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ được mở rộng thông qua ba chủ đề chính là khám phá xã hội, nghiên cứu khoa học và làm quen với con số- toán. Phát triển các kỹ năng nhận thức ở trẻ cần phải được ba mẹ xây dựng theo từng lộ trình phát triển của con. Kỹ năng tư duy như so sánh và phân loại, quan sát, tập trung, ghi nhớ và sáng tạo rất quan trọng với con vì những kỹ năng này là những kỹ năng bổ trợ trong việc học của con sau này.
Việc theo sát theo từng giai đoạn phát triển nhận thức của con ngay từ cấp học mầm non sẽ giúp ba mẹ có thể hiểu con hơn và có những phương pháp dạy con phù hợp cũng như giúp con có thể hoàn thiện và định hình tư duy của trong con.
Mục tiêu của giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ
Mục tiêu chính của sự phát triển nhận thức ở trẻ là tăng cường khả năng phát triển tư duy.Đó là những gì trẻ có thể cảm nhận, có thể suy nghĩ về các vấn đề xung quanh như: xã hội, văn hóa, tự nhiên, nghệ thuật và nhiều khía cạnh của cuộc sống khác,…Thế nên mục tiêu chính của việc giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ là hướng đến:
Kích thích trí tò mò, sự ham hiểu biết thích khám phá, tìm tòi và được giải đáp các thắc mắc về mọi vấn đề, hiện tượng xung quanh của bé. Giúp bé phát triển khả năng quan sát, phán đoán , phân loại,so sánh, chú ý, ghi nhớ có chủ định. Giúp bé có khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề đơn giản linh hoạt theo những cách khác nhau tùy vào từng tình huống. Có khả năng diễn đạt sự hiểu biết bằng các cách khác nhau (bằng hành động, hình ảnh, lời nói…) với ngôn ngữ nói là chủ yếu.
Trang bị cho trẻ những hiểu biết ban đầu về con người, sự vật, hiện tượng xung quanh và một số khái niệm sơ đẳng về toán.
Giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ mầm non là gì
Nhiệm vụ của việc giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ là giúp và trang bị cho bé có thêm những kiến thức cần thiết, hỗ trợ bé trong quá trình phát triển hoàn thiện nhận thức và tư duy từ đó bé sẽ định hình nên suy nghĩ và quan điểm về sự vật, sự việc của riêng bé. Bé sẽ trở nên mạnh mẽ, độc lập hơn và biết cách hành xử đúng mực với mọi người xung quanh.
Giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ qua 4 giai đoạn
Qua nghiên cứu lý luận nhận thức của Piaget, sự phát triển nhận thức ở trẻ thường trải qua xuyên suốt 4 giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: Vận động cảm giác
Trẻ từ sơ sinh đến độ tuổi lên 2: Ở giai đoạn này, những phản ứng vận động của trẻ chủ yếu được tạo ra từ những kích thích hoạt động và cảm giác cơ bản. Ví dụ như khi trẻ cảm thấy yêu thích hay tò mò về một món đồ chơi lạ mắt hay thú vị nào đó, trẻ sẽ cố gắng chạm vào và có thể cắn hoặc ngậm món đồ chơi đó trong miệng của trẻ.
Đặc biệt những em bé ở giai đoạn 3 tháng tuổi,các bé có thể thực hiện các hoạt động cơ bản như:
Quay đầu về nơi có ánh sáng hoặc nơi có màu sắc bắt mắt.Nhận biết và hướng mắt về nơi phát ra giọng nói, bé cũng có thể phân biệt được bình sữa và bầu ngực của mẹ, đáp lại khi ba mẹ đánh trống hoặc chuông và mở miệng khi ba mẹ đút thìa,… Biện pháp phát triển nhận thức cho trẻ mầm non
Giai đoạn 2: Tiền thao tác
Trẻ từ 2 tuổi đến 7 tuổi – Đây là giai đoạn rất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ vì đây là giai đoạn đánh dấu quá trình nhận biết các sự vật, sự việc xung quanh và hoàn thiện khả năng ngôn ngữ của trẻ. Những kỹ năng sau thường được trẻ thực hiện theo từng độ tuổi, ba mẹ hãy quan sát để biết xem được bé nhà mình đang phát triển nhận thức ở mức độ như thế nào nhé
Trẻ 2-3 tuổi: có thể tìm được các đồ vật được giấu dưới 2,3 lớp che chắn, bé có thể sắp xếp các đồ vật dựa theo màu sắc và hình dạng, bé có thể đóng vai các nhân vật hoạt hình bé yêu thích và nói được tên của một số màu.
Trẻ 3-4 tuổi: có thể đếm được vài số đơn giản, các bé đã hiểu được khái niệm về thời gian, tiếp cận vấn đề bằng một hướng suy nghĩ, hiểu được khái niệm giống nhau và khác nhau, nghe theo chỉ dẫn của ba mẹ và bé có thể kể lại một phần của câu chuyện và đóng một vở kịch trong tưởng tượng của bé.
Trẻ 4-5 tuổi: bé có thể đếm số từ một đến mười hoặc nhiều hơn, nêu tên chính xác được ít nhất bốn loại màu sắc, hiểu rõ hơn về thời gian, biết tên và hình dạng của các vật dụng sử dụng hàng ngày trong nhà như: đồ ăn, đồ gia dụng, bàn, tủ, ghế, tiền,…
giáo dục phát triển nhận thức lấy trẻ làm trung tâm
Giai đoạn 3:Thao tác cụ thể khi trẻ đã được 7-11 tuổi, trẻ hiểu thế giới thông qua con mắt quan sát của trẻ và trẻ đã có thể đưa ra những lý luận đơn giản.
Giai đoạn 4: Tiến triển
Bắt đầu từ giai đoạn 12 tuổi trở lên, trẻ bắt đầu hiểu được những khái niệm khó hơn, trừu tượng hơn, trẻ cũng đã phát triển lối suy nghĩ cho riêng mình, tư duy logic và biết lập kế hoạch. Trong cả bốn giai đoạn giáo dục phát triển nhận thức của trẻ thì hai giai đoạn đầu tiên có lẽ là hai giai đoạn quan trọng nhất và hai giai đoạn đó lại ở trong độ tuổi giáo dục mầm non. Chính vì thế, nếu ba mẹ bắt đầu hướng dẫn và chỉ bảo cho trẻ từ những bước đi chập chững đầu tiên, trẻ sẽ có thể ngày một phát triển nhận thức và hoàn thiện hơn về tư duy.
Hỗ trợ giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ
Giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ là yếu tố quyết định trong quá trình phát triển của trẻ.Nhận thức luôn được coi là một chức năng tâm lý quan trọng nhất trong mỗi người, là cơ sở để hình thành nên thế giới quan, tư duy và lối sống. Vì vậy ba mẹ cần quan tâm và sát sao trong việc giáo dục phát triển nhận thức cho con.
Mục tiêu phát triển nhận thức cho trẻ mầm non
Đặc điểm của việc giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ mầm non là cần sự linh hoạt, ở mỗi giai đoạn khác nhau bé cũng sẽ có những suy nghĩ theo chiều hướng khác nhau. Ba mẹ cũng sẽ là người hướng dẫn và giáo dục chỉ bảo cho bé nên ba mẹ cũng chính là người thúc đẩy và dẫn đường cho bé trong quá trình phát triển và định hình nên nhận thức tư duy trong bé.
Vì vậy hãy luôn quan tâm và lắng nghe đến con, chia sẻ với con để có thể đưa ra những phương pháp giáo dục phù hợp nhất cho bé.
Tạo ra môi trường sống tuyệt vời để bé phát triển và hoàn thiện nhận thức
Môi trường sống xung quanh bé cũng là yếu tố quyết định quan trọng trong quá trình phát triển nhận thức của bé. Đây cũng là biện pháp giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ hiệu quả nhất mà bố mẹ cần lưu ý đến. Ba mẹ có thể tạo ra các không gian để cho bé trải nghiệm những cảm giác mới và khám phá các giác quan thông qua:
Ba mẹ hãy để cho con thoải mái chơi đùa với các đồ chơi và vật dụng trong nhà để kích thích trí tò mò của bé, khiến bé nhận biết được tên các đồ vật trong nhà như bàn, ghế, búp bê, sách,…
Quá trình nuôi dưỡng và giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ là cả một chặng đường dài cần sự cố gắng và kiên trì lâu dài từ phía ba mẹ. Để con có một môi trường phát triển toàn diện ba mẹ hãy bắt đầu từ bây giờ, kiến tạo nên một không gian sống thật tuyệt vời dành cho con.
Sưu tầm